QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHIM QUẢNG CÁO 3D

B1. Chuẩn bị kịch bản:

Để có một bộ phim quảng cáo 3D, TVC 3D hay tất cả các thước phim quảng cáo hoặc nói chung trong quá trình sản xuất phim tất nhiên trước tiên cần có một kịch bản, ý tưởng, tình tiết trong thước phim sẽ được viết cặn kẽ trong kịch bản này.

B2. Vẽ model sheet:

Trước khi tạo phim 3D, họa sỹ thiết kế cần phác thảo kỹ lưỡng về hình dáng của các nhân vật trong phim trên giấy. Hình dáng này phải được cân nhắc, chỉnh sửa thật kỹ và có những nét đặc trưng cho thước phim, công việc này gọi là vẽ model sheet. Ngoài các nhân vật, nhóm họa sỹ thiết kế cũng phác thảo trước các vật thể xuất hiện trong phim như thế nào.

B3. Vẽ storyboard:

Sau khi đã có kịch bản và hình dáng các nhân vật trong TVC quảng cáo 3D, bước tiếp theo là vẽ storyboard, hay có thể gọi là tạo kịch bản hình ảnh. Từ những khung ảnh dùng để kể lại câu chuyện trên giấy sẽ cho thấy rõ từng cảnh trong phim sẽ thể hiện như thế nào và cũng từ đó cho thấy rõ sự phân cảnh trong phim.

B4. Vẽ background:

Đây là bước tạo các cảnh nền cho phim 3D. Dựa trên storyboard, người ta cũng sẽ thấy có bao nhiêu bối cảnh sẽ xuất hiện trong đoạn phim 3D.

Để cho các bối cảnh này hợp lý và đẹp mắt, các cảnh đó cũng sẽ được vẽ ra trước trên giấy, phần mềm đồ họa 2D để vẽ ra trước.

B5. Modelling:

Dựa vào bản phác thảo để tạo lại nhân vật đó trong không gian 3 chiều trên máy tính. Người họa sĩ làm modelling cần phải nhìn bản phác thảo và tưởng tượng ra được nhân vật đó ở trong thực tế phải như thế nào để có thể tạo khối một cách chính xác. Người làm modelling cũng phải tạo đủ tất cả các diễn cảm có thể có trên khuôn mặt của nhân vật.

B6. Texturing:

Sau khi modelling xong, cần phải tạo màu sắc cho nhân vật. Một nhân vật không phải đơn giản chỉ quy định các màu sắc xanh đỏ tím vàng… mà thường phải tạo gần giống như những chất liệu thật.

B7. Tạo xương:

Để các nhân vật có thể cử động và diễn xuất như người, cần có thêm một công đoạn là tạo xương cho nhân vật. Các phần mềm làm 3D đều có công cụ để tạo ra các bộ xương này. Người họa sĩ sẽ tạo ra một bộ xương có những khớp tương ứng. Ví dụ có những xương cổ, xương cánh tay, khuỷu tay, ngón tay, xương cẳng chân, xương bàn chân, ngón chân,… Các khớp xương này sau đó được quy định gắn vào những vị trí thích hợp trong mẫu modelling, đồng thời quy định nó sẽ hoạt động như thế nào.

B8. Animation:

Để các nhân vật có thể cử động và diễn xuất như người thì các họa sỹ diễn hoạt phải nghiên cứu giải phẫu và tính cách nhân vật để tham gia vào công tác làm chuyển động cho nhân vật.

 

Công việc này đòi hỏi người họa sỹ như thổi hồn cho nhân vật. Ngoài khả năng tạo chuyển động, để nhân vật trở nên sinh động người họa sỹ phải đóng vai trò như một diễn viên thực thụ. Từ tư thế, bước chuyển động, độ co giãn của vật liệu cũng như biểu cảm trạng thái của nhân vật phải mang lại cảm giác như thật.

B9. Dàn dựng biên tập hậu kỳ :

Sau khi chiết xuất các chuyển động nằm trong cảnh quan môi trường. Bộ phận hậu kỳ sẽ tham gia khớp nối các hình ảnh và xử lý màu sắc, kỹ sảo và âm thanh cho phim. Sau đó là sản phẩm cuối cùng.